5 Core Tools là gì? Khóa đào tạo 5 Core Tools cốt lõi thực hiện IATF 16949
cho các nhà sản xuất và chế tạo ô tô và các ngành công nghiệp liên quan.
Automotive Quality Core Tools là bộ Công cụ cốt lõi chất lượng ô tô là nền tảng của bất cứ một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Với Các công cụ cốt lõi Automotive Quality Core Tools (PPAP, CP, APQP, MSA, SPC, FMEA) đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch nâng cao, phân tích và kiểm soát ngăn ngừa khuyết tật, nâng cao chất lượng và năng lực quá trình sản xuất, đưa ra ra các quyết định dựa vào dữ liệu báo cáo phân tích nhằm cải tiến liên tục nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của khách hàng, đồng thời loại bỏ được sự lãng phí cải thiện hiệu suất các quá trình sản xuất bao gồm các công cụ cốt lõi như dưới đây:
+APQP (Advanced product quality planning) - Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao
+ CP (Control Plan) - Kế hoạch kiểm soát
+PPAP (Production Part Aproval Process) - Quá trình phê duyệt sản phẩm sản xuất
+FMEA (Failure Mode and Effect Analysis)- Phương thức sai lỗi và phân tích tác động
+SPC (Statistical Process Control) - Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê.
+MSA (Mesurement Systems Analysis) - Phân tích Hệ thống đo lường.
Dưới đây là các yêu cầu chính của 5 Core Tools được thực hiện trong khóa đào tạo như sau:
1. APQP – Advanced Product Quality Planning (Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao)
Mục tiêu chính:
+ APQP giúp hoạch định và xác định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo rằng một sản phẩm mới hoặc cải tiến đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Yêu cầu chính:
+ Xác định yêu cầu khách hàng: Tất cả các yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng phải được xác định rõ ràng ngay từ đầu.
+ Lập kế hoạch sản phẩm và quy trình: Thiết lập kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển sản phẩm và quy trình sản xuất để đảm bảo đáp ứng chất lượng.
+ Đánh giá rủi ro: Phân tích rủi ro và dự báo các vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sản phẩm.
+ Kiểm tra và xác nhận: Cần thực hiện kiểm tra, thử nghiệm để xác minh rằng sản phẩm và quy trình sản xuất đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng.
2. PPAP – Production Part Approval Process (Quy trình phê duyệt sản phẩm sản xuất)
Mục tiêu chính:
+ PPAP đảm bảo rằng tất cả các thay đổi đối với thiết kế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đều được kiểm soát, và sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Yêu cầu chính:
+ Tài liệu đầy đủ: Phải có tất cả các tài liệu liên quan đến việc phát triển sản phẩm, quy trình và kết quả thử nghiệm.
+ Mẫu thử nghiệm: Cung cấp mẫu sản phẩm để khách hàng kiểm tra và phê duyệt trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt.
+ Phân tích quy trình: Đảm bảo quy trình sản xuất có khả năng đáp ứng số lượng và chất lượng yêu cầu.
+ Báo cáo kết quả kiểm tra: Cung cấp báo cáo chi tiết về các kết quả thử nghiệm và đo lường để xác minh rằng sản phẩm đạt chuẩn.
3. FMEA – Failure Mode and Effects Analysis (Phân tích chế độ lỗi và ảnh hưởng)
Mục tiêu chính:
+ FMEA là một công cụ phân tích rủi ro để xác định và đánh giá các điểm yếu trong thiết kế hoặc quy trình sản xuất, từ đó đưa ra các biện pháp kiểm soát để giảm thiểu lỗi.
Yêu cầu chính:
+ Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn: Đánh giá các điểm yếu trong sản phẩm hoặc quy trình, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra.
+ Ưu tiên xử lý các rủi ro nghiêm trọng: Xác định mức độ nghiêm trọng, tần suất và khả năng phát hiện của các lỗi, sau đó tập trung nguồn lực vào việc xử lý các rủi ro có mức độ ưu tiên cao.
+ Hành động khắc phục: Đưa ra các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ lỗi, cải thiện độ tin cậy và chất lượng sản phẩm.
+ Theo dõi và cải tiến: Liên tục cập nhật và theo dõi FMEA để đảm bảo các biện pháp khắc phục và phòng ngừa được thực hiện hiệu quả.
4. MSA – Measurement System Analysis (Phân tích hệ thống đo lường)
Mục tiêu chính:
+ MSA đảm bảo rằng các hệ thống đo lường sử dụng trong quy trình sản xuất đều chính xác, đáng tin cậy và nhất quán.
Yêu cầu chính:
+ Đánh giá sai số trong hệ thống đo lường: Phân tích và định lượng các yếu tố gây ra sai lệch hoặc không ổn định trong các phép đo.
+ Xác định khả năng tái lập và độ chính xác: Đảm bảo rằng hệ thống đo lường có thể tái tạo lại kết quả chính xác khi lặp lại các phép đo.
+ Đào tạo và hiệu chuẩn: Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đo lường được bảo trì và hiệu chuẩn thường xuyên để đảm bảo độ chính xác và nhất quán.
+ Giảm thiểu sai số: Khi phát hiện ra các sai số đo lường, cần có các biện pháp cải thiện và sửa chữa hệ thống để giảm thiểu ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.
5. SPC – Statistical Process Control (Kiểm soát quy trình bằng thống kê)
Mục tiêu chính:
+ SPC sử dụng các kỹ thuật thống kê để theo dõi và kiểm soát quy trình sản xuất nhằm phát hiện và ngăn chặn sự bất thường trước khi chúng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Yêu cầu chính:
+ Giám sát liên tục quy trình: Thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất để theo dõi và phân tích hiệu suất của quy trình.
+ Phân tích biến động: Sử dụng các công cụ thống kê như biểu đồ kiểm soát để phát hiện sự biến động trong quy trình, từ đó xác định liệu các thay đổi có cần can thiệp hay không.
+ Kiểm soát chất lượng: Đảm bảo rằng quy trình sản xuất luôn nằm trong giới hạn kiểm soát và các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+ Phát hiện và ngăn chặn lỗi sớm: Sử dụng SPC để phát hiện các xu hướng bất thường trong quy trình, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm ngăn chặn sự cố chất lượng.
Tóm lại, 5 Core Tools là các công cụ quan trọng để đảm bảo rằng quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm trong ngành ô tô (và các ngành sản xuất khác) được kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Chúng giúp doanh nghiệp dự đoán, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng và tự do thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng tới cách tiếp cận của tổ chức và doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ngày càng quan tâm đến các phương pháp quản lý chất lượng có thể nâng cao năng lực quá trình, chất lượng và an toàn sản phẩm, dịch vụ đồng thời phải giải quyết được các sự lãng phí trong quá trình sản xuất, và do đó mới có được vị trí lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các công cụ cốt lõi thực hiện IATF 16949 bao gồm các công cụ: APQP, CP, PPAP, FMEA, SPC, MSA và áp dụng chứng tỏ sự hiệu quả cao không chỉ trong ngành công nghiệp ô tô mà còn trong các ngành sản xuất công nghiệp khác.
Khóa học Automotive Quality Core Tools do VINTECOM Quốc tế cung cấp sẽ giúp học viên hiểu và nắm vững chắc các kiến thức kể cả thực hành nhằm đạt được các mục tiêu, nguyên tắc, quá trình và phương pháp áp dụng trong hoạt động sản xuất. Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng để cho phép lập kế hoạch cho các dự án & sản phẩm mới theo yêu cầu của APQP hoặc có thể sử dụng FMEA để nhằm ngăn ngừa khuyết tật bằng cách ghi nhận các sự cố sai lỗi và kiểm soát phòng ngừa cũng như quản lý các quá trình sản xuất, chất lượng quan trọng. Ngoài ra cho phép áp dụng phương pháp nhằm thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu thống kê, là căn cứ khoa học để nhận biết tình trạng biến động của các quá trình và đưa ra các quyết định cải tiến dựa trên các nguyên tắc của SPC.
Cung cấp phê duyệt chi tiết PPAP và xác nhận rằng các sản phẩm được sản xuất từ các công cụ/quy trình đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật. Việc vận dụng 6 core tools còn giúp học viên hữu hiệu để thực hiện đánh giá và cải tiến liên tục các sản phẩm và quá trình sản xuất.
Lợi ích tham gia khóa học Automotive Quality Core Tools:
Những lợi ích việc tham gia khóa học có thể giúp học viên hiểu để áp dụng vận hành trong hoạt động sản xuất bao gồm:
+ Cải thiện chất lượng sản phẩm - Các đánh giá rủi ro nghiêm ngặt của APQP, thiết kế và xử lý FMEA , Kế hoạch kiểm soát CP và thử nghiệm sản xuất ngăn chặn một loạt vấn đề về chất lượng trước khi các bộ phận được sản xuất hàng loạt.
+ Nâng cao sự hài lòng của khách hàng - Nói một cách đơn giản, sản phẩm chất lượng cao hơn sẽ mang lại sự hài lòng và thỏa mãn hơn cho khách hàng. Khi khách hàng hài lòng, mối quan hệ của họ với nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ được cải thiện.
+ Tăng hiệu quả - Các vấn đề về chất lượng trong quá trình phát triển và sản xuất cản trở hiệu quả và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Các công cụ Core Tools cung cấp một khuôn khổ đáng tin cậy để phát hiện và giải quyết sớm những vấn đề này nhằm giảm nhu cầu làm lại.
+ Giảm chi phí - Các vấn đề về chất lượng, sự cố trong quá trình phát triển và sản xuất, làm lại, trả lại sản phẩm, yêu cầu bảo hành, v.v., tất cả đều dẫn đến chi phí lớn hơn cho nhà sản xuất. Áp dụng Core Tools giảm đáng kể những vấn đề này để tiết kiệm chi phí đáng kể.
+ Cải thiện mối quan hệ với nhà cung cấp - Bằng cách tính đến sự hiểu biết chi tiết về các yêu cầu và mong đợi của khách hàng, Áp dụng Core Tools cho phép các nhà cung cấp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, dẫn đến mối quan hệ khách hàng/nhà cung cấp được cải thiện và mối quan hệ làm việc hợp tác hơn.
+ Quản lý rủi ro tốt hơn - Quy trình đánh giá rủi ro trong core tools cho phép các nhà cung cấp và nhà sản xuất xác định, giải quyết và phát triển các biện pháp nhằm giảm thiểu sớm các vấn đề chất lượng tiềm ẩn.
+ Kiểm soát quy trình được cải thiện - các phương pháp kết hợp được nêu ở trên kết hợp với quy trình kiểm soát quy trình thống kê (SPC) của APQP cho phép nhà cung cấp và nhà sản xuất giám sát/kiểm soát quy trình sản xuất một cách chi tiết hơn nữa.
Một số yêu cầu chung:
− Người học tham
gia cần đảm bảo các yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tại một số vị trí công việc
quan trọng như QA/QC, quản lý sản xuất, quá trình sản xuất và cải tiến năng
suất chất lượng nhà máy.
− Đảm bảo sẵn có
các phương tiện thiết bị mẫu, máy tính cá nhân để thực tập các chương trình ứng
dụng phần mềm phân tích quá trình.
− Học viên được thực tập trên thiết bị thực tế
với kết quả thực hiện độc lập.
Giảng viên đào tạo: Được
phê duyệt đầy đủ năng lực trình độ, kinh nghiệm theo tiêu chuẩn chuyên
gia VINTECOM Quốc tế, đảm bảo tối thiểu ít nhất 10 năm kinh nghiệm quản
lý chất lượng đã từng tham gia thực hiện cho các Công ty nước ngoài và
Tập đoàn công nghệ sản xuất trong chuỗi cung ứng Toàn cầu như: BMW, Mercedes, Porche, Bosch, Nidec, Hyosung, Olympus,
Hyundai, Partron ... với vai trò giảng viên đào tạo, chuyên gia đánh
giá, hiểu biết và vận dụng thành thạo các công cụ quản lý năng suất chất
lượng để cải tiến và nâng cao năng lực các quá trình sản xuất như: VDA 6.3, Lean 6 sigma, 5S, TPM, 7Muda, 8D, RCA, phần mềm minitab
Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký khóa đào tạo 6 Core tools (APQP, CP, PPAP, FMEA, SPC, MSA)- 6 công cụ cốt lõi phân tích đánh giá các quá trình ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô và phụ trợ, xin vui lòng liên hệ:
📶📶📶 Liên hệ đăng ký Khóa đào tạo Automotive Quality Core Tools (APQP, CP, PPAP, FMEA, SPC, MSA)
Quý khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu Khóa đào tạo 5 Core Tools nhằm nâng cao năng lực các quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô, xin vui lòng nhấn vào“Đăng ký-Báo giá”hoặc trên thanh công cụ phía dưới bên phải màn hình PC để nhận báo giá trọn gói cho dịch vụ này.
🎁🎁🎁 Giảm ngay 5% phí đào tạo, tư vấn khi đăng ký online
📶📶📶 Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
☎ Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại Hà Nội: 16thFloor -Green Stars City - 234 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Hotline 094-886-5288/ (024) 730-588-58
☎ Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại HCM: Glory Heights - Vinhomes Grand Park, Quận 9, Thủ Đức City, TP. HCM. Hotline 0938-083-998/ (028) 7300-7588
CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ VINTECOM QUỐC TẾ
Head Office: Số 5 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu giấy, TP. Hà Nội
VĂN PHÒNG VINTECOM HÀ NỘI
Address: 16th Floor - Green Stars City
234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Tel/ Fax : (024) 730.588.58/ (024) 730.333.86
Hotline: 0948 865 288
YM: kdvintecom
Email : office-hn@vintecom.com.vn
Web : www.vintecom.com.vn
VĂN PHÒNG VINTECOM TP.HỒ CHÍ MINH
Address: Glory Heights - Vinhomes Grand Park
Phường Long Thạch Mỹ, Quận 9, Thủ Đức City, TP. HCM
Contact: Ms. Phạm Thu Hà
Tel: (028) 7300 7588
Hotline: 0938 083 998
Email : office-hcm@vintecom.com.vn
Web : www.vintecom.com.vn