Đánh giá ISO, Hướng dẫn đánh giá ISO 19011 - Tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý, bao gồm hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001).
I. Giới thiệu về ISO 19011: 2018
ISO 19011 là tiêu chuẩn quốc tế cung cấp hướng dẫn cho việc kiểm toán hệ thống quản lý, bao gồm hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001). Tiêu chuẩn này nêu rõ các nguyên tắc kiểm toán, quản lý chương trình kiểm toán và tiến hành kiểm toán hệ thống quản lý.
Tại sao ISO 19011 lại quan trọng?
ISO 19011 là tiêu chuẩn quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào muốn triển khai chương trình kiểm toán hoặc quản lý các cuộc kiểm toán bên ngoài. Tiêu chuẩn này thiết lập khuôn khổ chung cho các cuộc kiểm toán, đảm bảo chúng được tiến hành một cách nhất quán và hiệu quả. Việc sử dụng ISO 19011 giúp các tổ chức:
+ Triển khai các thông lệ kiểm toán tốt nhất dựa trên sự đồng thuận quốc tế
+ Thể hiện uy tín và năng lực kiểm toán đối với khách hàng và các bên liên quan
+ Cải thiện hệ thống quản lý và quy trình thông qua các cuộc kiểm toán có cấu trúc
+ Đáp ứng các yêu cầu kiểm toán của khách hàng và cơ quan quản lý
+ Thúc đẩy đào tạo và đánh giá kiểm toán viên nhất quánTiêu chuẩn ISO 19011: 2018 được sử dụng cho hoạt động đánh giá nội bộ (bên thứ nhất), đánh giá bởi khách hàng, đánh giá nhà cung cấp (bên thứ 2), đánh giá bởi mục đích pháp lý, chế định, đánh giá chứng nhận (bên thứ 3). Ngoài ra, tiêu chuẩn này còn được sử dụng là tài liệu để đào tạo Chuyên gia đánh giá nội bộ hoặc chứng nhận năng lực cá nhân.
ISO 19011 đưa ra các hướng dẫn đối với việc quản lý một chương trình đánh giá, lập kế hoạch và tiến hành một cuộc đánh giá hệ thống quản lý; hướng dẫn về năng lực và xem xét đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá.
II. Các nguyên tắc đánh giá
Để đảm bảo cuộc đánh giá hiệu lực và tin cậy, thực hiện cuộc đánh giá cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc được đưa ra như dưới đây để đảm bảo các kết luận đánh giá thích hợp và đầy đủ:
- Toàn diện: nền tảng của sự chuyên nghiệp,
- Phản ánh công bằng: Nghĩa vụ báo cáo trung thực và chính xác,
- Thận trọng nghề nghiệp: Vận dụng sự chuyên cần và suy xét trong đánh giá,
- Bảo mật: An ninh thông tin,
- Độc lập: Cơ sở cho tính khách quan của cuộc đánh giá và tính vô tư của các kết luận đánh giá,
- Tiếp cận dựa vào bằng chứng: Phương pháp hợp lý để đạt được kết luận đánh giá tin cậy và có khả năng tái lập trong quá trình đánh giá có hệ thống,
- Tiếp cận dựa trên rủi ro: Đảm bảo hoạt động đánh giá tập trung vào các vấn đề được xem là có ý nghĩa đối với bên yêu cầu được đánh giá.
III. Các yếu tố để tổ chức chương trình đánh giá
Để đảm bảo tiến hành cuộc đánh giá được hiệu lực và hiệu quả thì cần xác định rõ các yếu tố sau:
- Các mục tiêu đối với chương trình đánh giá và các cuộc đánh giá cụ thể,
- Mức độ/ số lượng/ loại hình/ thời gian/ địa điểm/ lịch trình của các cuộc đánh giá,
- Các thủ tục của chương trình đánh giá,
- Chuẩn mực đánh giá,
- Phương pháp đánh giá,
- Lựa chọn đoàn đánh giá,
- Nguồn lực cần thiết, bao gồm cả đi lại và chỗ ở
- Quá trình xử lý vấn đề bảo mật, an ninh thông tin, sức khỏe, an toàn và các vấn đề tương tự khác.
IV. Các bước thực hiện cuộc đánh giá
- Thiết lập chương trình đánh giá: thiết lập mục tiêu của chương trình đánh giá, xác định và đánh giá các rủi ro cơ hội của chương trình đánh giá.
- Bắt đầu cuộc đánh giá: thiết lập chi tiết kế hoạch đánh giá dựa trên chương trình đánh giá, chỉ định các công việc trong đoàn đánh giá và chuẩn bị các văn bản phục vụ cho hoạt động đánh giá.
- Tiến hành hoạt động đánh giá: đoàn đánh giá tiến hành đánh giá bên được đánh giá, tìm kiếm các bằng chứng đánh giá so sánh với chuẩn mực đánh giá để ghi nhận các phát hiện đánh giá theo các bước như sau:
- Chuẩn bị & phát hành báo cáo đánh giá: tổng hợp các phát hiện đánh giá của đoàn đánh giá để lập báo cáo đánh giá.
- Hoàn thành cuộc đánh giá.
- Tiến hành các hoạt động sau đánh giá: tiến hành hoạt động khắc phục/ cải tiến và kiểm tra lại kết quả thực hiện sau đánh giá.
📶📶📶 Liên hệ đăng ký ngay dịch vụ Đào tạo, Tư vấn chứng nhận ISO
Quý khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ Đào tạo, Tư vấn chứng nhận ISO theo một trong các tiêu chuẩn trong bài viết này, xin vui lòng nhấn vào “Đăng ký-Báo giá” hoặc trên thanh công cụ phía dưới bên phải màn hình PC để nhận báo giá cho dịch vụ đào tạo, tư vấn chứng nhận ISO.
🎁🎁🎁 Giảm ngay 5% phí đào tạo, tư vấn khi đăng ký online
📶📶📶 Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
☎ Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại Hà Nội: 16thFloor -Green Stars City - 234 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Hotline 094-886-5288/ (024) 730-588-58
☎ Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại HCM: D8-09 Rosita Khang Điền, Đường Nguyễn Thị Tư, Phường Phú Hữu, Thủ Đức City, TP. HCM. Hotline 0938-083-998/ (028) 7300-7588
CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ VINTECOM QUỐC TẾ
Head Office: Số 5 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu giấy, TP. Hà Nội
VĂN PHÒNG VINTECOM HÀ NỘI
Address: 16th Floor - Green Stars City
234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Tel/ Fax : (04) 730.588.58/ (04) 730.333.86
Hotline: 0948 865 288
YM: kdvintecom
Email : office-hn@vintecom.com.vn
Web : www.vintecom.com.vn
VĂN PHÒNG VINTECOM TP.HỒ CHÍ MINH
Address: D8-09 Rosita Khang Điền
Nguyễn Thị Tư, Phú Hữu, Thủ Đức City, TP. HCM
Contact: Ms. Phạm Thu Hà
Tel: (08) 7300 7588
Hotline: 0938 083 998
Email : office-hcm@vintecom.com.vn
Web : www.vintecom.com.vn