Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật - Hiểu vận dụng các nguyên tắc thực hành tiêu chuẩn Phật pháp và Bát Chánh Đạo vào trong các hoạt động Hệ thống quản lý ISO trong Doanh nghiệp.

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật -  Hiểu vận dụng các nguyên tắc thực hành tiêu chuẩn Phật pháp và Bát Chánh Đạo vào trong các hoạt động Hệ thống quản lý ISO trong Doanh nghiệp.

Buddha vào cảnh giới thiền định và dạy cho các đệ tử những bài học cuối cùng:

Con đường của ta không phải đưa các con trốn tránh cuộc đời này. Ta tin rằng con người có thể thay đổi khi tiếp xúc với việc thiện hoặc là việc ác của người khác.

Niềm hy vọng này dành cho những tâm hồn cao thượng. Vận mệnh của con người được quyết định từ nơi hạnh nghiệp của họ gây ra.

Chúng ta sinh ra trên đại địa này, mọi cảm thọ đều là khổ. Trong thế gian luân hồi này đầy ắp những khổ đau, bi thương.

Thế gian lại không phải là nơi để dừng chân của khổ đau.

Thế gian này là nơi cư trú của bậc giác ngộ.

Nhưng bậc giác ngộ cần phải biết thức tỉnh.

Bây giờ, đây chính là trách nhiệm của các con.

Vô minh sinh ra đau khổ, ưu sầu và vọng niệm. Nóng giận, tham lam, ngã mạn, tự phụ, ganh ghét, đều là do vô minh sinh khởi.

Ảo tưởng sẽ dẫn dắt con người vào đường xấu. Tuy là hai thứ những sống và chết không có sự khác biệt, mà nó là một thể.

Chúng ta bị nhận thức sai lầm làm chướng ngại. Một khi dẹp trừ được tất cả mọi chướng ngại thì toàn bộ sinh mạng của chúng ta sẽ hoàn toàn độc lập, không ỷ lại, không vướng mắc.

GIỚI ĐỊNH TUỆ và tám con đường chân chính (bát chánh đạo) có thể phá trừ tất cả nhận thức sai lầm.

Ta nhắc lại thêm một lần nữa:

1. Đó chính là CHÁNH KIẾN  (cuộc đời sinh ra là để chuyển hóa tâm thức, sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ)

2. Đó chính là CHÁNH TƯ DUY (suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải)

3. Đó chính là CHÁNH NGỮ (lời nói chân thật, ngay thẳng)

4. Đó chính là CHÁNH NGHIỆP (làm điều thiện, không sát sinh, làm lẽ phải, làm điều có đạo đức)

5. Đó chính là CHÁNH MẠNG (làm nghề sinh sống chân chánh, thiện lương không gây hại sinh mạng)

6. Đó chính là CHÁNH TINH TẤN (hành động tập trung, có ý chí vươn lên)

7. Đó chính là CHÁNH NIỆM (chánh ức niệm và chánh quán niệm để tập trung và kiểm soát ý thức trong khoảnh khắc hiện tại)

8. Đó chính là CHÁNH ĐỊNH (thiền định, tập trung tư tưởng vào mục đích, đối tượng và chân lý đúng sẽ đạt được trạng thái định tâm, giác ngộ)

Đêm dài thăm thẳm đối với người mất ngủ. Đường dài xa xăm đối với kẻ mỏi chân. Người sống trong lầm mê không hiểu được chánh pháp thì suốt cuộc đời nhiều khổ đau, bất hạnh.

Bất cứ loại tri thức nào, dù các con tự đọc được hoặc là nghe chư vị trí giả giảng giải. Thậm chí là những lời mà ta nói ra đều không nên vội vàng tin. Phải dùng học thức và trí tuệ của mình để quán xét lấy, sau đó phân tích và chứng nghiệm nó.

Một vị Tỳ-kheo hỏi: "Bạch Thái Tôn, nếu trên con đường chân lý, chúng con gặp được ngài thì sao? "

Buddha: Trên con đường chân lý, gặp bất cứ ai đều không nên vội tiếp nhận. Nếu gặp được Buddha thì đừng cho đó là cứu cánh. Cho dù gặp cha của chính mình cũng không được vì vậy mà rời bỏ đường chánh. Cuộc sống của các con, các con cần phải nắm chắc ở trong lòng bàn tay, đừng nên ỷ lại vào kẻ khác.

Tổng kết:

Người không hiểu chánh pháp cũng như đêm dài thăm thẳm đối với người mất ngủ, như đường dài xa xăm đối với kẻ mỏi chân. Tu hiểu chánh pháp giúp mình giác ngộ và tỉnh thức khởi sinh trí tuệ giác ngộ.
Xét ở khía cạnh góc độ quản lý doanh nghiệp, việc thực hành áp dụng tiêu chuẩn Phật pháp và Bát chánh đạo vào trong các hệ thống quản lý ISO của mỗi doanh nghiệp là định hướng phát triển bền vững có tính tới việc xem xét bối cảnh, định hướng chiến lược, xây dựng chính sách chất lượng dịch vụ và văn hóa doanh nghiệp nhằm hướng tới sự hài lòng của khách hàng và đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hội trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Làm kinh doanh chân chính cần nắm rõ quy luật nhân quả của thị trường. Áp dụng Bát chánh đạo trong kinh doanh (tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, chính niệm và chính định) có thể giải quyết tất cả các vấn trong kinh doanh của 1 tổ chức. Đó là phải hiểu được quy luật cung cầu, giữ gìn đạo đức trong kinh doanh, thị hiếu khách hàng, thái độ tích cực trong kinh doanh, nghệ thuật giao tiếp và chăm sóc khách hàng, truyền thông và tiếp thị, minh bạch và tôn trọng khách hàng, thì cơ hội thành công sẽ cao hơn những doanh nghiệp không có mối quan tâm toàn diện về các vấn đề trên.

📶📶📶 Thông tin Tư vấn Hỗ trợ Áp dụng Tiêu chuẩn Quản lý Doanh Nghiệp, Xin vui lòng liên hệ:

 Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại Hà Nội: 16thFloor -Green Stars City - 234 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Hotline 094-886-5288/ (024) 730-588-58

 Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại HCM: Glory Heights -Vinhomes Grand Park, Quận 9 - Thủ Đức City, TP. HCM. Hotline 0938-083-998/ (028) 7300-7588

CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ VINTECOM QUỐC TẾ

Head Office: Số 5 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu giấy, TP. Hà Nội

VĂN PHÒNG VINTECOM HÀ NỘI

 Address:  16th Floor - Green Stars City

234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tel/ Fax :   (024) 730.588.58/ (024) 730.333.86 

Hotline:     0948 865 288

Skype:       kd.vintecom

Email :       office-hn@vintecom.com.vn

Web :         www.vintecom.com.vn

VĂN PHÒNG VINTECOM TP.HỒ CHÍ MINH

Address : Glory Heights - Vinhome Grand Park 

Quận 9, Thủ Đức City, Ho Chi Minh City.

Contact:   Ms. Phạm Thu Hà

Tel:          (028) 7300 7588 

Hotline:   0938 083 998

Email :    office-hcm@vintecom.com.vn

Web :      www.vintecom.com.vn

Other

Tin tức khác

Xin vui lòng lựa chọn các dịch vụ của chúng tôi :