Hướng dẫn ISO 19011 đánh giá Hệ thống quản lý ISO - các Nguyên tắc thực hành đánh giá hệ thống quản lý theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 19011: 2018

Hướng dẫn ISO 19011 đánh giá Hệ thống quản lý ISO - Các nguyên tắc thực hành đánh giá theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 19011: 2018

A. Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 19011: 2018 

ISO 19011:2018 là tiêu chuẩn hướng dẫn đối với hoạt động đánh giá các Hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc của đánh giá, quản lý hệ thống một chương trình đánh giá và tiến hành cuộc đánh giá, cũng như hướng dẫn về đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia trong quá trình đánh giá, bao gồm cả người quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá.
Khóa đào tạo Tiêu chuẩn ISO 19011:2018 của VINTECOM Quốc tế cung cấp hướng dẫn cho việc đánh giá hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc, quản lý chương trình đánh giá và thực hiện các cuộc đánh giá. Dưới đây là quy trình đánh giá theo hướng dẫn của ISO 19011:
1. Xác định phạm vi và mục tiêu của cuộc đánh giá
+ Mục tiêu: Xác định lý do và kết quả cần đạt được, ví dụ: đánh giá sự tuân thủ, cải tiến hệ thống, hoặc xác nhận hiệu lực của các quy trình.
+ Phạm vi: Định rõ các khu vực, quy trình, sản phẩm, hoặc bộ phận sẽ được đánh giá.
+ Tiêu chí đánh giá: Xác định tiêu chuẩn, quy định hoặc chính sách cần tuân thủ (ví dụ: ISO 9001, ISO 14001).
2. Lập chương trình đánh giá
+ Xây dựng kế hoạch tổng thể:
Lập kế hoạch đánh giá dài hạn, bao gồm:
+ Tần suất đánh giá.
+ Nguồn lực cần thiết (nhân sự, thời gian, chi phí).
+ Phạm vi đánh giá từng kỳ.
+ Xác định đội ngũ đánh giá viên:
Chọn đội ngũ có năng lực phù hợp, tuân thủ nguyên tắc khách quan và độc lập.
3. Lập kế hoạch đánh giá cụ thể
+ Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết:
+ Xác định thời gian, địa điểm.
+ Phân công trách nhiệm cho từng đánh giá viên.
+ Thông báo trước cho các bên liên quan.
+ Xem xét tài liệu liên quan:
+ Thu thập các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết như sổ tay chất lượng, quy trình làm việc.
+ Đảm bảo tiêu chí và phạm vi đánh giá đã được thống nhất.
4. Tiến hành đánh giá
a) Họp khai mạc đánh giá (opening meeting):
+ Giới thiệu đội ngũ đánh giá viên.
+ Xác nhận mục tiêu, phạm vi, tiêu chí đánh giá và kế hoạch.
+ Thống nhất về quy trình đánh giá.
b) Thu thập thông tin:
+ Sử dụng các phương pháp như:
+ Phỏng vấn: Trao đổi với nhân viên để xác nhận hiểu biết và tuân thủ.
+ Quan sát thực tế: Xem xét quy trình làm việc tại hiện trường.
+ Kiểm tra hồ sơ: Đối chiếu tài liệu với yêu cầu tiêu chuẩn.
c) Ghi nhận phát hiện đánh giá audit findings:
+ Xác định điểm tuân thủ, điểm không phù hợp (NC - Nonconformity), và cơ hội cải tiến.
+ Ghi lại bằng chứng cụ thể và khách quan.
5. Lập báo cáo đánh giá
+ Nội dung báo cáo:
+ Tóm tắt kết quả đánh giá.
+ Các phát hiện: điểm tuân thủ, điểm không phù hợp, cơ hội cải tiến.
+ Đánh giá tổng quan về hiệu quả của hệ thống quản lý.
+ Trình bày kết quả: Báo cáo cần rõ ràng, minh bạch, tập trung vào mục tiêu và phạm vi đánh giá.
6. Họp bế mạc đánh giá (closing meeting)
+ Mục tiêu:
+ Trình bày kết quả đánh giá.
+ Thảo luận về các phát hiện (đặc biệt là điểm không phù hợp).
+ Đưa ra hành động khắc phục (nếu cần).
+ Thống nhất hành động tiếp theo:
+ Đặt thời hạn cho các hành động khắc phục và cải tiến.
7. Theo dõi và xác nhận khắc phục
 • Đảm bảo khắc phục điểm không phù hợp:
 • Xem xét kế hoạch hành động từ tổ chức được đánh giá.
 • Xác minh việc thực hiện và hiệu quả của các hành động khắc phục.
 • Cập nhật hồ sơ đánh giá:
Lưu trữ tài liệu đánh giá, báo cáo và kết quả xác minh.
Nguyên tắc đánh giá (ISO 19011)
 1. Chính trực: Đảm bảo tính trung thực, công bằng.
 2. Trình bày hợp lý: Báo cáo chính xác, minh bạch.
 3. Khách quan: Đánh giá dựa trên bằng chứng, không thiên vị.
 4. Độc lập: Đảm bảo không có xung đột lợi ích.
 5. Tiếp cận dựa trên rủi ro: Tập trung vào các khu vực hoặc quy trình có rủi ro cao.
Quy trình đánh giá này giúp đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, và thúc đẩy sự cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý của tổ chức.

Ngoài ra, tiêu chuẩn hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ISO 19011: 2018 tập trung vào một số thay đổi quan trọng như sau:

– Các nguyên tắc đánh giá phải tiếp cận dựa trên rủi ro;

–  Chương trình đánh giá khi thiết lập phải có tính tới các yếu tố rủi ro ;

–  Xem xét hoạch định đánh giá;

– Yêu cầu về năng lực đối với đoàn chuyên gia đánh giá;

– Tiếp cận đánh giá theo tính quá trình;

–  Bổ sung các thuật ngữ mới liên quan tới hoạt động đánh giá

– Hướng dẫn đánh giá các hoạt động mới như bối cảnh tổ chức, vai trò lãnh đạo…

Tiêu chuẩn ISO 19011: 2018 cho phép kết quả đánh giá có thể cung cấp đầu vào cho việc xem xét, quản lý và phân tích các quá trình hoạt động SXKD của tổ chức cũng như đưa ra các quyết định có thể đóng góp vào việc xác định các nhu cầu và hoạt động cải tiến.

Một đánh giá có thể được thực hiện dựa trên nhiều chuẩn mực đánh giá, riêng biệt hoặc

kết hợp, bao gồm nhưng không giới hạn về:

– các yêu cầu đã được xác định trong một hoặc nhiều tiêu chuẩn HTQL mà tổ chức áp dụng

– các chính sách và các yêu cầu quy định bởi các bên quan tâm có liên quan;

– các yêu cầu của luật định và chế định;

– một hoặc nhiều quá trình trong HTQL đã xác định bởi tổ chức hoặc bởi các bên liên quan khác;

Tiêu chuẩn ISO 19011: 2018 đưa ra hướng dẫn cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy mô và loại hình và đánh giá nhiều phạm vi và quy mô khác nhau. Do vậy cần được xem xét điều chỉnh phù hợp với phạm vi, độ phức tạp và  quy mô của chương trình đánh giá.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đánh giá nội bộ (bên thứ nhất) và các cuộc đánh giá thực hiện đối với các nhà cung cấp bên ngoài hoặc các bên quan tâm bên ngoài khác (bên thứ hai). Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các đánh giá bên ngoài thực hiện nhằm các mục đích khác với mục đích chứng nhận hệ thống quản lý bởi một bên thứ 3 như cơ quan pháp luật.

📶📶📶 Liên hệ đăng ký dịch vụ Đào tạo, Đánh giá theo hướng dẫn của ISO 19011: 2018 

Quý khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ dịch vụ Đào tạo, Đánh giá theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 19011: 2018, xin vui lòng nhấn vào Đăng ký-Báo giá” hoặc trên thanh công cụ phía dưới bên phải màn hình PC để nhận báo giá trọn gói cho dịch vụ này.
🎁🎁🎁 Giảm ngay 5% phí đào tạo, tư vấn khi đăng ký online

📶📶📶 Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

 Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại Hà Nội: 16thFloor -Green Stars City - 234 Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Hotline 094-886-5288/ (024) 730-588-58

 Văn phòng VINTECOM Quốc tế tại HCM: D8-09 Rosita Khang Điền - Thủ Đức City, TP. HCM. Hotline 0938-083-998/ (028) 7300-7588

CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ VINTECOM QUỐC TẾ

 Head Office: Số 5 phố Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu giấy, TP. Hà Nội

 VĂN PHÒNG VINTECOM HÀ NỘI

Address:  16th Floor - Green Stars City

234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tel/ Fax :   (024) 730.588.58/ (024) 730.333.86 

Hotline:     0948 865 288

YM:            kdvintecom

Email :       office-hn@vintecom.com.vn

Web :         www.vintecom.com.vn

VĂN PHÒNG VINTECOM TP.HỒ CHÍ MINH

Address : D8-09 Rosita Khang Điền 

Thủ Đức City, Thành phố Hồ Chí Minh

Contact:   Ms. Phạm Thu Hà

Tel:          (028) 7300 7588 

Hotline:   0938 083 998

Email :    office-hcm@vintecom.com.vn

Web :      www.vintecom.com.vn

Other

Tin tức khác

Xin vui lòng lựa chọn các dịch vụ của chúng tôi :